Trang

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Những người gieo hy vọng

"Đài phát thanh của chúng tôi được đặt tại khu giáo dục thể chất ở đỉnh đồi. Một góc nhỏ nằm ở tầng 2, ngay cạnh nhà vệ sinh. Vị trí sao mà lý tưởng thế!
Chúng tôi gây dựng tất cả từ một con số 0, trên nền thành phố hoang tàn đổ nát"



  Ngày 11/3/2011, một trận động đất lớn xảy ra dưới lòng biển rìa đông bắc vùng Tohoku Nhật Bản gây nên thảm họa sóng thần . Thành phố duyên hải Minamisanriku cũng là nơi hứng chịu chấn động khủng khiếp này, với biết bao thiệt hại, đau thương và mất mát
  Hơn 2 tháng sau, vào ngày 17/5/2011, một nhóm những người dân tại thành phố đã tập hợp nhau lại và thành lập nên một Đài phát thanh mang tên FM Minasan. 9 thành viên tình nguyện, 9 con người, 9 số phận, nhiều tính cách, họ cùng nhau ngày ngày đi khắp nơi đưa tin về những sinh hoạt của người dân trong thành phố. Suốt 11 tháng sau đó FM Minasan đã hoạt động liên tục không ngơi nghỉ và phải ngừng phát sóng vào cuối tháng 3/2012 vì vấn đề tài chính. Sau vẻn vẹn 11 tháng ấy, bộ phim tài liệu "The radio of hope: After Tsunami 3.11" (Đài phát thanh hy vọng: Hậu sóng thần 3.11) được hoàn thành. Đây là những thước phim tư liệu ghi lại những hoạt động của 9 thành viên đài phát thanh trong quá trình làm việc của họ trên mảnh đất hoang tàn sóng thần để lại.

   
    Hằng ngày, những phóng viên, phát thanh viên không chuyên lại miệt mài đưa bài lên sóng. Như việc cấp nhà tạm đã hòm hòm, các hộ dân đều có nơi trú ngụ để ổn định tinh thần; những con cá hồi đã quay trở lại khu nuôi thả; ngư dân lại lên tàu đánh bắt và thu được những mẻ lưới đầu tiên; trẻ em đi học; hội thao toàn thành phố. Rồi những sự kiện lớn khác như lễ Noel, lễ hội Bắt đầu - nơi ghi dấu cho 4 cặp vợ chồng vì sóng thần mà đã để lỡ những ngày vui và kỉ vật của mình...  Nhưng quan trọng hơn tất thảy, họ đã đem "tiêng người" lan rộng khắp thành phố. Để nỗi cô đơn dần được nguôi ngoai. Những vết thương lòng tìm được sự an ủi và dần khép miệng. Rằng ghét, cũng là biểu hiện của sự quan tâm. Và hãy thổ lộ nỗi đau, dù bằng tiếng gào khóc, hay thật lặng lẽ, bằng một nhành hoa, một tấm ảnh nhàu nhĩ được đặt ở đài tưởng niệm. Sau một cú sốc lớn, điều mỗi người cần luôn là sự quan tâm và chia sẻ. Bằng những buổi phát sóng của mình, đài Minasan  đã giúp những người dân tìm được sự kết nối, tìm được tiếng nói chung, và để họ thấy, rằng chung quanh họ, sự sống vẫn đang tiếp diễn. Đó chính là là gieo "Hy vọng".

  Bản thân việc FM Minasan ra đời đã là một điều kì diệu. Nhưng họ, 9 thành viên của đài phát thanh, còn lớn lao hơn cả điều kỳ diệu. Họ đã nhân lên biết bao điều kỳ diệu khác trong hơn 300 buổi lên sóng của mình. Thành phố Minamisanriku đổ nát vẫn ôm trong lòng nó hơn 8 ngàn người dân, và mỗi người dân ấy, từ già đến trẻ, cũng ôm trong mình bao mất mát, những tổn thương âm ỉ chưa nguôi. Các phát thanh viên của đài cũng không phải ngoại lệ. Họ, người mất vợ, người mất chị; người phải bỏ dở ước mơ; mất nhà cửa, làm ăn khó khăn, con cái nheo nhóc... Nhưng vượt lên hoàn cảnh, họ sát cánh bên nhau nỗ lực vực dậy tinh thần của người dân thành phố.
  Và cùng với thời gian, nỗi đau dần dần lắng xuống.
  Cỏ lại bắt đầu mọc xanh trên những con đê vỡ
  Cây anh đào nhỏ được trồng xuống, trổ búp chờ đơm hoa
  Những con tàu nổ máy ngoài biển xa
  Đàn cá hồi béo múp căng những trứng
  Và cả những sinh linh mới, cũng cất tiếng khóc chào đời
  Để "tiếng người", âm thanh sự sống sẽ không bao giờ tắt
  Trên thành phố duyên hải Minamisanriku

Vượt qua tất cả, gây dựng lại từ một con số 0.
Chỉ cần không đánh mất "Hy vọng"





  Lời bạt: "Đài phát thanh Hy vọng" xứng đáng là phim khai mạc cho liên hoan phim Nhật mùa thu này. Nó mang đậm tinh thần của chủ đề liên hoan, đồng thời cũng thấm đẫm chất Nhật Bản. Tuy chưa thể chạm tới toàn bộ ngóc ngách của "Hậu sóng thần", nhưng bộ phim hoàn toàn có sức lan tỏa mạnh và mang trong mình thật nhiều, nhiều những Hy vọng. Vậy nên ai có vé thì gắng đi xem nhé. Còn không có vé, nhưng sắp xếp được thời gian thì hãy cứ ghé rạp và đề nghị với BTC, bạn vẫn sẽ được mời vào xem trong sức chứa cho phép của phòng chiếu
  Lịch chiếu xin xem tại fb Japan Foundation  facebook JF

  Và bài hát cực cực cực kỳ hay ở cuối phim (không phải bài ending ở credit)
               Hisashiki Mukashi ( 久しき昔 世界名曲) Long, long ago

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Tào lao tình báo

    Nào nào, đầu tiên, thì xin mời các bạn nhẹ nhàng nhấn "Play" cho bài hát này nhé.

                                       
        
   Nhấn xong, thì cũng từ từ kéo xuống, vừa ngắm hình (và đọc thêm phụ đề bên dưới :P ) vừa nghe nhạc. Tóm lại là thưởng thức trong thong thả...

                                                       THE LOOK OF LOVE
                                                                                         - Saskia Bruin-




                                                              The  look  of  love



                                                                   is  in  your  eyes.




                                                                       Her   look





 your   smile



can't   disguise.


The look of looooooooooovee...


is saying  so much more than just


words  could  ever  say.


And  what  my  heart  has  heard


well it takes my breath away.




I can hardly wait to hold you 


feel  my  arms  around  you


how  long  I  have  waited...


waited  just  to  love  you


now  that  I  have  found  you.


== == == == == == == == == == == == == == == == == == ==





You've  got  the look  of  love


It's on your face.


A  look  that ...


time can't erase...

 Be mine



... toniiiiight.


Let this be just the start of


so many nights like this.



Let's take a lover's vow


and then seal it with a kiss.
.
.
.
.
.


Don't ever go....



Don't ever go...

.
.
.



I love you so
.
.
.


 *  Xin cảm ơn vì đã xem đến đây. Thật ra toàn bộ chỉ là sự cắt ghép có chủ ý của chủ nhân blog thôi ạ chứ không phải nội dung của truyện sẽ là thế. Nhưng cứ làm cho vui thôi *

 Cảm hứng cho phần "tào lao" này:  
  • Bộ truyện  "Sakamichi no Apollon - Giai điệu trên triền dốc" của tác giả Kodama Yuki
  • "The look of love", trình bày bởi Saskia Bruin trong tuyển tập The best of Audiophile voices
  • Bị điên :)))

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Phố sau bão

   Tôi có một thói quen rất dở hơi, đó là bất kể mưa bão, cứ hứng chí là khoác áo đi bộ ra ngoài đường. Đi bộ, đi bách bộ, đi tản bộ, đi chạy, đi chơi... đủ kiểu, nhưng vẫn là xài con xe "căng hải" thân yêu. Địa điểm cũng tùy tâm trạng, nhưng thường là những nơi có thể tìm ra sự bình yên bất kể buồn vui. Là những ô cỏ xanh mát tại quảng trường Ba Đình (chỉ đúng từ 5h đến 7rưỡi tối) hoặc con phố sách mang tên Đinh Lễ; cũng có thể chỉ là tán cây sấu dọc đường Phan Đình Phùng, hay, đơn giản lắm, lên cầu Long Biên hóng gió. Tóm lại, chỉ cần thấy trong người có chút xáo động là lại bận giầy, mặc áo, và đi.

    Đó là một tối chủ nhật sau khi cơn bão (hình như là số 6) đã đổ vào miền bắc và tan dần thành áp thấp. Là đài báo nói thế, còn tôi thì thấy trời đã hơi quang quang rồi. Bầu trời đã quay lại với màu xanh của đêm chứ không còn áng đỏ như mấy bữa trước. Chọn đôi sục nhựa nhẹ và lôi theo cái áo nỉ đỏ, tôi lết ra phố sách (với vài đồng sót lại trong túi còn chả đủ mua cái bánh mì Như Lan mà cả nhà vẫn gọi yêu là "rơm khô"). Đường xá vắng hoe. Chủ nhật, mà vắng hoe. Những dãy dài lòng nướng, bò nướng, nầm dê tối nào cũng "dzô dzô dzô" đông nghẹt mà giờ chẳng có nổi đến một cái bếp bốc khói. Cất bước thật nhanh, cố hòa mình vào lác đác một nhóm các bác già đi thể dục về phía hồ Gươm, tôi chợt thấy thanh thản.

    9h kém
  Phố sách đông hơn tôi tưởng, dù cũng chỉ được vài nhúm người. Túm lại là vắng khách. Một vài cửa tiệm lớn cũng đang gói ghém dọn hàng rồi. Ngó nhanh vào 1 quầy sách quen, đọc vài trang của một cuốn truyện ngắn, thấy nó dị dị, rồi bỏ về. Đầu tôi biêng biêng

    Ngay lúc chui ra khỏi Đinh Lễ để đi thật nhanh về nhà vì tinh thần mình bắt đầu không ổn, tôi thoáng ngỡ ngàng. Đứng hẳn lại, và nhìn cho thật rõ. Toàn bộ hệ thống đèn lòe loẹt bấy lâu bao trùm lên tháp Rùa và cầu Thê Húc đều không được thắp sáng. Tôi tạt sang đường về phía bờ hồ để nhìn cho rõ, không cần để ý xe cộ lắm bởi lòng đường im phẳng. Sang tới nơi, cái thoáng ngỡ ngàng giờ trờ thành lâng lâng quá đỗi. Không một chút vẩn ánh sáng. Chỉ có bóng đêm. Giữa hồ, không gì hơn là một khoảng tối thẳm. Đến "con tôm Thê Húc" cũng chỉ lờ nhờ sắc đỏ gụ của mình dưới ánh đèn đường cao áp vàng vọt. Còn một chút bóng dáng của tháp Rùa cũng không thể thấy. Chỉ tối đen. Có lẽ nhờ cơn bão đã ảnh hưởng đến trạm biến áp nào đó mà hệ thống đèn chiếu đã được "nghỉ ngơi" trong một đêm. Ánh sáng bị chụp đi trả lại đêm cho hồ Gươm, cho những con đường Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, và cho cả những người dân đang phăm phăm tập thể dục (chứ không như tôi, dở hơi tùy hứng vô kế hoạch). Hít một hơi thật sâu vào lồng ngực, dỏng tai, căng mắt. Cảm thấy bình yên. Tôi lại sang đường, và lại rảo bước
    Cái cảm giác này vừa mới mẻ, lại vừa thân thuộc làm sao.
    Thân thuộc, có lẽ là bởi ngót 16,17 năm trước, tôi vẫn hay van vỉ nỉ ôi bố đi bộ ra Hồ Gươm. "Cho nó mát í mà bố". Nhưng thực chất để hóng đám đồ chơi xanh đỏ bằng nhựa trên phố Lương Văn Can dọc đường đi. Và mỗi lần ra đến nơi là lúc Hàm Cá Mập bắt đầu hạ đèn, xung quanh hồ bỗng dần vắng vé. Thành phố đang dần đi ngủ. Nhưng còn sự mới mẻ? Có lẽ là bởi vì đôi mắt, cái tai, cặp giò này không còn là của một đứa bé 6 tuổi nữa, mà là của một thằng 23 tuổi dở hơi. Cũng có thể, mới mẻ là do tôi đã thiếu đi quá nhiều "bóng đêm" trong mỗi buổi tối, khi mà tôi chỉ bám lấy ánh sáng của đèn, của tivi, của lửa lò bếp. Tóm lại, cảnh tượng này vừa lạ lại vừa quen. Và tôi thích nó



    Hòa mình vào một nhóm người hơi đông hơn, tôi trở về những con phố k(h)ổ nhỏ nằm ngang nằm dọc. Chúng vẫn ở đó, nhưng vắng hơn, và tối hơn. Đặc biệt, không có những đoàn người nước ngoài đi rần rần như mọi bữa. Chẳng phải tôi ghét bỏ gì họ đâu. Tôi cũng là người thích cái đẹp, và hẳn rồi, người nước ngoài thì một phần không nhỏ là những ngườ đẹp và đẹp lạ. Nhưng ngay giờ đây, trong cái cảm giác độc chiếm những con phố cho riêng mình, cho riêng cái gọi là phố cổ, tôi chợt thấy sự thiếu vắng của những cái dáng cáo lênh khênh, những mái tóc vàng tóc nâu tóc đỏ, những làn nước hoa đậm mùi của những người xa lạ là một niềm hạnh phúc. Chắc đọc tin và nhận ra bão sẽ đổ vào Hà Nội, bởi vậy họ đã quyết định ngủ một giấc ở khách sạn cho an tâm. Ngoài đường chỉ còn những nhóm nhỏ đi bộ đi tập như thường lệ; những người tất tả dọn hàng về hoặc đưa hàng đi bán đêm, và, thảng hoặc, một vài cặp đang nhìn nhau âu yếm (yêu ấy mà, bất chấp thời tiết. Ông giời có dờ hơi cũng chẳng dở hơi được bằng yêu :))) Tất cả đều là người Việt, phần nhiều là người HN (suýt gốc, tôi cũng vậy). Chính nhờ họ mà tôi thấy những con phố, những ngõ nhỏ, cả hồ Gươm, thậm chí cả Hà Nội này, đang thực sự là của người Hà Nội. Thanh tịnh, an nhiên. Những con phố sau bão

  Sau cơn bão, phố như được gột rửa. Sạch, và lành. Và của người Hà Nội. Không "ngộ độc" đèn, cũng không một bóng Tây Tàu gì cả.
  Tôi lê bước trong một buổi tối như thế này, cũng là bởi trong lòng tôi vừa có một cơn bão nhỏ. Chỉ là xao động chút thôi. Gọi là trở gió cũng được. Nhưng tiếc là lòng tôi lại không sạch lành được như vậy. Bởi thế mà có lẽ tôi phải nhờ đến mấy khúc "phố sau bão" để mà cuốn bớt đi cho đỡ ngổn ngang. Cũng vơi được đôi phần.

  Nói dại, thỉnh thoảng có tí bão đổ vào thủ đô cũng hay ha. Để trả lại đêm cho cảnh. Và để trả lại phố cho người.
 Phố sau bão... sao mà mê quá


                                                                Bài viết nháp ý tưởng của ngày 5/8/13.
                                                                          Giờ mới ra lò. Rõ dở hơi
                                                                          Hà Nội sau cơn bão