* Bé lợn, lớn bò
Tối hôm qua ngồi xem xong CÁI NÀY thì đầu quay quay, chả biết gì hơn. Sự thật được nhắc tới trong chùm tranh ấy vốn đã hiển hiện từ lâu, lâu lắm rồi, nhức cũng nhức lắm rồi, thế mà sao qua ngòi bút của anh Phong và những người bạn, nó nhẹ nhàng khéo léo hơn bao nhiêu, và cũng lại đau đớn xót xa hơn bấy nhiêu.
Giáo dục VN thì mãi chỉ toàn cải lùi, đâu thấy tiến nhiều cho lắm. Và với chân dung "cô giáo Thảo" thì điều đó chỉ được tô đậm lên hơn mà thôi. Đó là cái cùm bóp chết biết bao con trẻ ở xứ sở này biết bao năm qua, và giờ vẫn vậy, chưa nhẹ hơn tí nào. Chỉ khi "dáo rục" nước mình dám dạy thẳng, dạy thật, dạy những gì "ngoài lề" hơn một chút, để học sinh được nhìn bằng chính con mắt của mình thì đó mới là GIÁO DỤC con người
Nhưng thôi, tạm đặt cái đó sang một bên, khi cái "đinh" của chùm tranh vẫn chưa nhắc tới, là cái cận cảnh về người ăn thịt người tại nơi này, ngay xung quanh ta, và theo đúng nghĩa của nó. Cùng là người Việt, nhưng đồng bào ta vẫn thản nhiên, chỉ vì cái lợi nhỏ mà vứt bỏ hết, để rồi chỉ còn toàn những hậu duệ "giật lùi". Tiến làm sao nổi khi nạp vào người biết bao những thứ xyz biến chất và ngấm dần dần, cơ thể sẽ kiệt quệ, bệnh tật rồi phát tác, và cuối cùng, để lại những đứa con, cháu "méo mó". Người mình đấy, trời ơi. Lúc đọc xong câu chuyện lần đầu, tôi chỉ cười "Thế rồi ăn gì giờ?", nhưng càng nghĩ lại càng thấy, đâu chỉ có một mình những cô bán rau, những bác đồ tể ấy. Còn cả hàng trăm những hoạt cảnh tương tự đang xảy ra trên xứ này, gieo vào trong mỗi con người biết bao là những mầm mống đen tối. Và nó vẫn ngang nhiên diễn ra và tồn tại, giống như câu hỏi-cảm-thán đầy "rung cảm" của cô giáo: "Kết luận đâu?". Cái "kết" ấy đang lơ lửng ngay trên đầu, và chỉ chờ thêm những chú lợn 104, 105 vân vân nữa để rơi xuống mà thôi...
Bé lợn lớn bò. Còn bé mà được "nạp" vào cả cơ thể, trí tuệ và tinh thần những ngần đây thứ thì khi lớn, các em có thành một "thứ" khác âu cũng không lạ. Nhưng thật xót xa
_____________________________________________________
* Những ngày văn học châu Âu
Cũng lắm thứ hay ho cho sự kiện này.
Đêm khai mạc là một đống hổ lốn. Mình thấy thương cho các khách mời được đến phát biểu, những em bé mướt mát mồ hôi chờ để "được" nhận giải, và cả người xem nữa, khi được dự một thứ chương trình thật lộn xộn.
Nhưng ngày hôm sau mới đáng nói. Ấn tượng của mình được dành cho toàn bộ những khách mời buổi sáng (chiều không đi được, hơi tiếc, nhưng thế cũng tạm đủ rồi)
Ấn tượng đầu tiên dành cho tác giả Andy Stanton. Gặp chú lần đầu ở chính trụ sở của Nhã Nam, áo phông quần bò giản dị, nụ cười thật tươi, và thật đôn hậu. Nhìn là biết, tác giả sách thiếu nhi :D Và trong buổi giao lưu còn thấy một chút gì hơn thế, một tinh thần sảng khoái đầy nghiêm túc, gần gũi rất đúng mực. Thật thú vị
Ấn tượng thứ 2 dành cho bác dịch giả Lê Quang. Bác Quang là "cái đinh" của toàn bộ chương trình buổi sáng. Nghe nói buổi chiều, chương trình bác làm việc với cuốn "Tôi là ai, và nếu vậy thì bao nhiêu?" còn hay hơn nữa, và mình tin là thế. Cái cách chuyển ngữ phần thoại của viện trưởng viện Goethe, cái tinh thần cần truyền tải, và cách giao lưu với đọc giả, quả thật gây ấn tượng. Việc gieo niềm tin vào các dịch giả trẻ, khuyến khích họ chấp nhận thử thách (với dự án "Yoko") cũng vô cùng đáng quý. Vũ trang cho bản thân, và hoàn thiện chính mình đi thôi.
Ấn tượng thứ 3, một lỗi nhỏ dành cho cuốn "Nếu-còn-có-ngày-mai" của Mac-Levy đã trở thành một hiện tượng xuất bản như thế nào =)) theo lời của bác diễn giả chính (hình như tên bác là Nguyên)
Và cuối cùng một "màn" hài kịch cười ra nước mắt, và cũng thật vô cùng xấu hổ ở phần cuối của mục giao lưu đầu tiên. "Liệu các nước bạn có sẵn sàng mua BQ sách của VN, và mang văn học VN đến với thế giới hay không?". Xin lỗi, trơ trẽn nó vừa thôi. Cứ giữ lấy cái tinh thần "tự ái dân tộc" ấy để mà tự sướng bản thân đi. Chúng ta là ai mà dám cất giọng điệu bề trên như vậy? Biết mình biết người thì hơn. Và ngay sau đấy, cũng thật đã đời làm sao khi viện trưởng viện Goethe đã "tát" trả lại một phát đích đáng cho cái câu hỏi dở người đó. Hãy hành động đi. Hãy tự cứu lấy mình, chứ đừng trông chờ, vậy thôi.
Phần giao lưu thứ 2, nói chung là tẻ nhạt. Mình cảm thấy một cái nhìn thúc giục từ phía chủ tọa rằng "Hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi đi!" nhưng tiếc quá, phần diễn giải không đủ thuyết phục đến vậy. Khuyến khích người trẻ viết ư? Nhiều cách lắm, thế nhưng mà vẫn cứ những "dáo rục" giống như của cô giáo Thảo ở "Bé lợn lớn bò" ấy thì sao viết cho nổi, khi tri thức và sự quan sát cứ dần dần héo mòn.
Một chương trình có nhiều người giỏi, nhưng cách tổ chức thật đáng buồn. Mất điểm quá.
__________________________________________________
* Sách cho em gái
Hiện giờ mình đang khuyến khích cho con em Mèo đọc sách. Chương trình thì từ lâu rồi, nhưng giờ mới làm mạnh tay :D Dù phải dung hòa cả truyện tranh và sách cho đỡ quá tải, nhưng cũng vui lắm. Nó đọc cũng vào dạng tốt, nhưng ko mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình. Giờ lại chuẩn bị 1/6 rồi đấy. Chết thôi, phải kiếm thêm nước cho những mầm xanh...
Mà bữa vừa rồi phải đấu tranh tư tưởng "kiểm duyệt" lại cuốn Nhóc Mikô tập 14 mà muốn điên người. Giờ mới biết định hướng cẩn thận quan trọng như thế nào. Đừng quá muộn, nhưng cũng đừng ép chín sớm. Cố lên thôi
___________________________________________________
* Viết
Blog lảm nhàm này được nhiều bài phết rồi :">
Cái cảm giác viết theo ý mình, thích gì viết nấy, vừa vui lại vừa ngài ngại. Vui vì được giải tỏa và chia sẻ, nhưng ngại khi, biết đâu đấy, đã để những người khác "nhìn thấy" mình. Nhưng so ra cho cùng, vui vẫn là hơn ^_^ Ta vẫn là ta mà
Còn một cái hẹn cho một bài viết, ý tưởng có đó, nhưng diễn đạt rỗng tuếch. Thôi lại vứt vào nháp rồi tính sau
Một trưa mưa gió, tháng 5/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét